Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Digital Marketing: Những bí quyết thu hút khách hàng trên #YouTube

Digital Marketing: Thủ thuật thu hút khách hàng mục tiêu bằng #YouTube


Với năng lực cực mạnh trong lĩnh vực chia sẻ các đoạn phim video, YouTube (do Google sở hữu) đã trở thành một công cụ tiếp thị đắc lực cho nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ, có ngân sách tiếp thị hạn hẹp.

 
Bí quyết tiếp thị trên YouTube

Tuy nhiên, việc thực hiện một chiến dịch tiếp thị bằng phim video trên YouTube có thể sẽ chẳng mang lại tác dụng gì nếu doanh nghiệp không nắm được những bí quyết sau đây.

Một tổ chức chuyên cung cấp và phân tích các dữ liệu thị trường làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp thị có tên là Sumall.com đã thu thập dữ liệu từ hơn 30 ngàn doanh nghiệp để phân tích những đặc điểm của các đoạn phim video có tác dụng và không có tác dụng trên YouTube hoặc trên các kênh truyền thông xã hội khác. Từ đó, Dane Atkinson – Tổng giám đốc Sumall đã chia sẻ bảy bí quyết dưới đây giúp doanh nghiệp tiếp thị hiệu quả trên YouTube.


 

Thứ nhất: Không nên đầu tư quá nhiều cho những đoạn phim “hoành tráng”. 

Tổng số tiền trung bình đầu tư cho một đoạn phim tự làm trên YouTube chỉ nên trong khoảng 300 USD. Ngoài ra, cũng chỉ nên bỏ ra thời gian và công sức vừa phải cho đoạn phim. Điều quan trọng là sử dụng hình ảnh độc đáo, khác biệt để tạo ấn tượng cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.

Thứ 2: Đừng chạy theo mục đích làm những đoạn phim có nhiều lượt xem trong một thời gian ngắn. 

Thực tế cho thấy, các đoạn phim có tốc độ lan truyền nhanh đều có đề tài là những vấn đề nhỏ nhặt, không có nhiều ý nghĩa sâu sắc, cơ bản là mang tính giải trí nhất thời. Vì vậy, ngay cả khi đoạn phim của doanh nghiệp có được số lượt người xem tăng nhanh trong một thời gian ngắn thì điều đó chưa chắc sẽ có nhiều khách hàng hỏi mua hàng hay ghé thăm trang web của doanh nghiệp.

Thứ ba: Nên khuyến khích khách hàng đùng tải các đoạn phim liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp. 

Cách làm này sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc doanh nghiệp tự đăng tải các đoạn phim do mình tự làm. Doanh nghiệp sẽ có thể mất thời gian để đi tìm những khách hàng phấn khởi và hài lòng khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp, nhưng bù lại, sự chia sẻ của những khách hàng như là người chứng kiến luôn tạo ra sức hút lớn đối với những người khác, làm cho nhãn hiệu của doanh nghiệp được nhận biết và yêu mến nhiều hơn.

Thứ tư: Không nên quan tâm nhiều đến các lời bình luận.

Việc này không giúp doanh nghiệp bán được hàng hoặc để có thêm khách hàng ghé thùm trang web của mình. Những lời bình luận thường có sức ảnh hưởng nhất định trên các trang nhật ký điện tử cá nhân (blog), Facebook hay các trang web xã hội khác, nhưng chẳng có mấy ý nghĩa trên YouTube. Tương tự, số lượt người thích (Like) hay đăng ký (Subscription) cũng không có tác dụng. “Số lần khách hàng đăng tải lại đoạn phim của doanh nghiệp (re-post) sẽ cho biết doanh nghiệp có nhiều khách hàng ủng hộ hay không” – đó là lý do Alkinson nêu ra.

Thứ năm: Không nên áp dụng các cách tiếp thị truyền thống. 

Người sử dụng internet, nhất là những người ghé thăm YouTube thường xuyên, thường không có đủ kiên nhẫn để tiếp nhận những đoạn phim chứa đầy các thông điệp quảng cáo, tiếp thị. “Điều tệ hại nhất là làm một đoạn phim dài đến 20 phút nhưng chỉ để nói vì sao sản phẩm của doanh nghiệp của tôi tốt nhất trên thị trường. Rất ít khách hàng hiện nay có đủ tính kiên nhẫn, trong khi đó một số doanh nghiệp lại thường mắc sai lầm là tin vào số lượt truy cập. Xin lưu ý là nhiều khách hàng có thể thoát khỏi đoạn phim của doanh nghiệp chỉ sau vài giây nếu họ không cảm thấy hứng thú gì với nội dung vừa xem” – Atkinson khuyến cáo.

Thứ sáu: Xác định mục tiêu rõ ràng. 

Mục tiêu tung ra đoạn phim phải cụ thể và có thể đo lường được. Nhiều doanh nghiệp đã tiến hành tiếp thị trên các kênh truyền thông xã hội, trong đó có YouTube, nhưng tỏ ra rất mù mờ về mục tiêu và tác dụng của các chương trình tiếp thị. Một số doanh nghiệp khác lại thuê chuyên gia thực hiện các chiến dịch tiếp thị trên YouTube, song lại không nêu rõ những thay đổi cụ thể cần thu được từ các chiến dịch ấy (chẳng hạn như số lượt khách hàng hỏi mua hàng hay số lượt truy cập vào trang web của doanh nghiệp).


 

Cuối cùng: Kiên nhẫn. 

Tiếp thị trên YouTube có tính gián tiếp hơn nhiều so với tiếp thị bằng cách mua các từ khóa trên các trang web tìm kiếm thông tin hay đặt banner quảng cáo trên các trang web khác. Do đó doanh nghiệp phải chịu khó chờ đợi và dõi theo phản ứng trên thị trường. “Có thể phải mất đến sáu tháng thì một chiến dịch tiếp thị bằng phim video trên YouTube mới có tác dụng” – Atkinson chia sẻ.


Bài viết liên quan: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

FREE WORLDWIDE SHIPPING

BUY ONLINE - PICK UP AT STORE

ONLINE BOOKING SERVICE